Síp điều tra và tước quốc tịch các cá nhân vi phạm quy định chương trình đầu tư định cư (CIP)
Vừa qua chính phủ Síp đã tiến hành tước quốc tịch và thu hồi hộ chiếu của 26 cá nhân định cư Síp theo diện đầu tư (CIP). Những đương đơn này vẫn có quyền kháng cáo nếu cho rằng việc bị tước quốc tịch là chưa thỏa đáng. Theo báo cáo của Reuters, những người bị thu hồi hộ chiếu gồm có 9 nhà đầu tư và 17 thành viên gia đình đi kèm. Trong đó có:
- 9 người Nga,
- 8 người Campuchia,
- 5 người Trung Quốc,
- 2 người Kenya,
- 1 người Malaysia,
- 1 người Iran.
Tuần trước, đảo Síp đã gây chấn động bởi hàng loạt vụ bê bối liên quan tới việc cấp quốc tịch cho những nhà đầu tư thuộc diện “rủi ro cao”. Việc này đã làm tổn hại đến danh tiếng và uy tín của Síp với những cáo buộc rửa tiền thông qua chương trình đầu tư định cư CIP. Việc tước quốc tịch được đưa ra sau khi Síp tuyên bố điều tra tất cả những người giữ hộ chiếu từ trước năm 2018.
Theo Reuters, những người bị thu hồi hộ chiếu Síp gồm có 9 nhà đầu tư và 17 thành viên gia đình đi kèm
Những đối tượng không được phép tham gia chương trình đầu tư định cư Síp (đầu tư quốc tịch Síp)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng khẳng định các điều khoản và điều kiện của chương trình đầu tư quốc tịch Síp cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Cụ thể, đảo Síp đã thông qua những cải cách đáng kể vào tuần trước về việc thẩm định nâng cao cho tất cả các nhà đầu tư. Theo đó, Bộ Nội vụ công bố cụ thể danh sách những đối tượng không được phép tham gia chương trình đầu tư quốc tịch Síp gồm:
- PEPs là những người giữ vị trí bộ máy chính trị trong 5 năm qua;
- Những người bị điều tra hình sự cho dù không bị buộc tội;
- Những người bị điều tra và xử lý hình sự;
- Những người bị kết án tù vì tội nghiêm trọng (ví dụ như hối lộ công chức, trốn thuế, v.v.);
- Những người có liên quan đến các pháp nhân chịu biện pháp hạn chế của EU (ví dụ: cổ đông, giám đốc điều hành cấp cao của các công ty nằm trong danh sách chịu phạt);
- Những người đã từng hợp tác với các pháp nhân bị EU hạn chế (ví dụ: cổ đông, giám đốc điều hành cấp cao của các công ty được đưa vào danh sách các trừng phạt);
- Những người bị các nước thứ ba trừng phạt (ví dụ: Mỹ, Ukraine, Nga);
- Những người liên quan đến các pháp nhân chịu sự trừng phạt của các nước thứ ba;
- Những người đang bị điều tra / truy tố về tội phạm hình sự và bị truy nã trên khắp Châu Âu bởi EUROPOL hoặc INTERPOL;
- Những người đã từng bị điều tra / truy tố về các tội phạm hình bởi EUROPOL hoặc INTERPOL và hiện không còn bị truy nã;
- Những người chịu sự trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nhiều quốc gia châu Âu siết chặt chương trình đầu tư định cư Golden Visa
Đảo Síp cũng sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt việc cấp quyền công dân đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án công cộng. Đây là lần đầu tiên Đảo Síp tước số lượng lớn quyền công dân của các cá nhân lợi dụng chương trình để trục lợi bản thân và gây ảnh hưởng đến danh tiếng chương trình đầu tư định cư Síp. Hiện tại, Síp không phải là quốc gia duy nhất tước quyền công dân của những nhà đầu tư vi phạm. Các quốc gia có chương trình Golden Visa (CBI) cũng tước quyền công dân của một số nhà đầu tư sau khi tra soát lại. Cụ thể gần đây nhất là Bulgaria đã thu hồi quyền công dân đối với nhà đầu tư không duy trì tiền đầu tư theo quy định của chương trình. Ngoài ra, một số quốc gia khác đã thu hồi quyền công dân gồm:
- Malta: 1 người
- Bulgaria: 10 người
- Vanuatu: 30 người
- St Lucia: 6 người
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với AT Express qua hotline: 0911 60 22 44 (Multi line)