Công ty nước ngoài được thành lập ở các vùng lãnh thổ quốc gia ưu đãi đề cập đến điểm tích trữ và trung chuyển vốn của các công ty đa quốc gia. Những công ty này thường đặt trung tâm chăm sóc khách hàng, trung tâm hỗ trợ khách hàng, trung tâm R&D…tại những nước đang phát triển nhằm tận dụng lợi thế về nhân công và cả ưu đãi về thuế.
Hầu hết những tiểu khu offshore nổi tiếng nhất hiện nay đều thuộc về ngành dịch vụ. Việc chuyển sang sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài và hoạt động ở một nước khác đã giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí quản lý, điều hành nhân sự, trong khi chất lượng, hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo.
Tùy theo hình thức cũng như lĩnh vực hoạt động mà các công ty sẽ lựa chọn địa điểm thành lập công ty nước ngoài. Tuy nhiên quyết định này không chỉ dựa trên chi phí mà còn dựa trên chất xám, thị trường, mục tiêu chiến lược và khả năng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.
Nếu trước đây, việc dịch chuyển những công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ đến những nước đang phát triển chỉ đơn thuần là để tận dụng chi phí nhân công thấp, thì giờ đây nó đã phát triển thêm một bước và có sự biến đổi về mặt hình thái. Nhiều công ty đang hướng đến trào lưu lập ra các khu offshore có những chức năng chuyên nghiệp, từ thiết kế phần mềm và R&D đến dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại. Nhiều doanh nghiệp Mỹ và Tây Âu đang xem xét việc tăng thêm số chi nhánh của mình tại các nước đang phát triển. Khi lựa chọn thành phố lập văn phòng đại diện, thay vì để ý đến chi phí nhân công lao động rẻ, họ đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến những tiêu chí khác nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của mình.
Từ 10 đến 15 năm trở lại đây, hàng loạt các công ty dịch vụ đã được mở ra tại các nước như Ấn Độ, Đông Âu và Nga (ví dụ như tại Hyderabad, Bangalore, Delhi, Mumbai, Budapest, Prague và Moscow). Đa số các công ty được thành lập tại các nước này xuất phát từ lý do tài chính. Trong đó, loại hình công ty ngành Công nghệ thông tin (IT) và ngân hàng chiếm từ 30-40% tại các thành phố của Ấn Độ. Vì vậy, thật dễ hiểu khi việc thuê các kỹ sư công nghệ giỏi, tốt nghiệp các học viện danh tiếng đang dần trở thành “cơn các mộng” đối với không ít các ông chủ nước ngoài tại đây. “Bạn phải cầu cạnh từ 5 giờ sáng và phải túm lấy anh ta ngay khi có cơ hội” – đó là tâm sự của một nhà chuyên tuyển dụng các kỹ sư cho các công ty phần mềm IT.
>>Xem thêm bài viết về Thành lập công ty offshore
Ở Mumbai, nơi cạnh tranh ác liệt giữa các ngân hàng đầu tư nước ngoài, mức lương liên tục tăng và doanh số liên tục giảm đang bắt đầu khiến các ngân hàng lo lắng và tích cực “săn lùng” những nhân viên kinh doanh hối đoái cao cấp. Tại Bangalore, nhu cầu về những nhân viên thông thạo tiếng Anh tại các văn phòng dịch vụ tư vấn qua điện thoại đang đẩy mức lương tăng cao đến mức chóng mặt. Chuyện cũng xảy ra tương tự tại Moscow và St. Petersburg , nơi mức lương dành cho các kỹ sư phần mềm tăng 50% trong hơn hai năm qua. Prague có vẻ là thành phố “thanh bình” nhất. Hiện các trường cao đẳng và đại học tại những nước này đang chịu sức ép rất nặng nề trong việc đào tạo các kỹ sư công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu cho các công ty từ nay đến năm 2008.
Khi nhìn nhận vấn đề này, rất ít người đặt câu hỏi rằng liệu các công ty đa quốc gia có còn xem giá nhân công thấp tại các nước đang phát triển như một trong các lý do để đầu tư hay không? Câu trả lời là “vẫn còn”, nhưng đã không còn đúng trong nhiều trường hợp.
Để giải quyết vấn đề trên, khi quyết định đặt offshore tại một nước nào đó, các công ty thường lựa chọn địa điểm ở các thành phố ít nổi tiếng. Ví dụ, công ty Zlin của Cộng hòa Séc đã đặt văn phòng hải ngoại tại những thành phố “hạng ba” của Ấn Độ như Ahmedabad và Chandigarh.
Hoặc một vài công ty khác lại quyết định lập văn phòng tại các nước đang khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài như Nam Phi, Maroc, và . Các nhà tiên phong như Amazon.com, Telefónia, Intel và Sakonnet Technology thì thành lập các nhà máy tại các trung tâm hải ngoại như Cape Town, Tangier, Cordoba và Rio de Janeiro.
>>Tham khảo bài viết Công ty ”Offshore”, anh là ai trong nền kinh tế thế giới ?
Không phải tất cả các công ty đều cảm thấy dễ dàng khi thành lập công ty nước ngoài, đặc biệt tại các nước “không cố gắng hiện thực hóa lời hứa”. Nhưng trước khi đưa ra sự lựa chọn, bạn cần so sánh các chi phí phát sinh thực tế với nguồn lợi thu được. Điều này có nghĩa, bạn nên đánh giá chính xác những chi phí cần để đáp ứng nhu cầu thành lập công ty, sau đó so sánh với nhiều nhân tố khác (trình độ kỹ năng của nhân viên, khả năng liên kết và môi trường kinh doanh). Song song với nó, bạn phải hiểu cách thức sử dụng “nguồn lực” của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đề ra, bao gồm cả rủi ro và chi phí.
Hầu hết các công ty ngày nay đều không quan tâm đến giải pháp này. Ngay cả những công ty có mạng lưới trải rộng khắp toàn cầu cũng thường chỉ xem xét lập công ty hải ngoại tại một vài địa phương (mà cũng phải dựa trên những kinh nghiệm của họ trước đó và có “tham khảo” thêm kinh nghiệm của vài công ty khác). Ngoài ra, họ cũng xem xét một lọat các nhân tố như chi phí lao động, sự chênh lệch “múi giờ” giữa các quốc gia và trên hết là sự tiện dụng. Và để đưa ra được quyết định cuối cùng sẽ lựa chọn đâu là điểm dừng chân trong một loạt các thành phố “ứng viên”, các công ty sẽ phải xem xét những nhân tố quan trọng khác như xu hướng trượt giá của đồng lương, khả năng cung cấp lao động trong tương lai và chi phí tuyển dụng.
Tại sao các công ty lại chọn cách thành lập công ty nước ngoài ưu đãi
Những người tiên phong trong “phong trào” khu trú ẩn là General Electric và British Airways vào đầu những năm 1990. Hai “người khổng lồ” này đã lập kế hoạch thu hút hàng loạt những nhân tài xuất sắc với mức lương phải trả tương đối thấp tại các nước đang phát triển. Sau thành công của GE và BA, hàng loạt các công ty khác cũng “nối gót” theo sau. Các công ty nhận làm “đại lý dịch vụ” tại địa phương mọc lên như nấm, cung cấp những dịch vụ thay thế “trung tâm”. Tất cả hoạt động này đã khuyến khích đầu tư vào hạ tầng cơ sở địa phương cũng như thúc đẩy môi trường kinh doanh và môi trường sống. Hàng loạt offshore đã làm thay đổi quan điểm sợ không tìm ra “tiếng nói chung” giữa những con người ở các môi trường kinh doanh và có phong tục, tập quán khác nhau. Tuy nhiên, cùng với thời gian, những văn phòng tại hải ngoại này cũng giúp những nhân viên bản địa nâng cao kỹ năng làm việc và đương nhiên khiến các “tài năng” không thể cưỡng lại sức hấp dẫn được làm cho những công ty lớn. Thế nhưng, những gì vốn là động lực cho kẻ đi sau, lại chính là nguyên nhân của những rủi ro.
Khi có quá nhiều công ty “đổ bộ” vào một thành phố trong một thời gian ngắn, thị trường lao động không chỉ trở nên quá nóng, mà hạ tầng cơ sở cũng không kịp phát triển để đáp ứng. Hãy lấy trường hợp của Gurgaon, vùng ngoại ô của New Delhi (Ấn Độ) như là một ví dụ. Chỉ trong một thời gian ngắn, thành phố nhỏ này phải đón tiếp hàng loạt các công ty nước ngoài bao gồm cả Quỹ đầu tư Fidelity Investments, Nokia và Microsoft. Điều này khiến cả thành phố trông như một công trường khổng lồ. Chỉ có sáu khu chợ mua bán và khoảng 40 công ty, vậy mà giao thông tại đây lúc nào cũng cũng trong tình trạng tắc nghẽn, mất điện thường xuyên và khi trời tối chẳng tìm đâu ra chỗ giải trí. Chỉ có công việc là còn hiệu quả.
Trước tình hình phải hoạt động với chi phí gia tăng hàng ngày và điều kiện làm việc ngày càng đi xuống, nhiều công ty đang cố gắng tìm cách “rút chân”. Hiện tượng này ngày càng phổ biến trong lĩnh vực nhạy cảm như trung tâm chăm sóc khách hàng và R&D (ví dụ, để đầu tư 250 ghế ngồi tại trung tâm chăm sóc khách hàng tốn hết khoảng 5,2 triệu đô la) đã trở thành những “bãi đầm lầy” đi thì dễ, về thì khó. Vì vậy, các doanh nghiệp phải rất thận trọng ngay từ khi có ý tưởng lập kế hoạch thành lập công ty, đồng thời phải xem xét tổng thể rất nhiều yếu tố.
Chú ý nhiều hơn đến những quốc gia ngoài “điểm nóng”
Trong số 28 quốc gia có mức nhân công thấp, AT Express cho thấy có khoảng 6,4 triệu lao động trẻ phù hợp với công việc làm trong các công ty khu trú ẩn. Những nhân viên “phù hợp” này là những người đã tốt nghiệp các trường đại học với bảy năm kinh nghiệm trong ngành trở nên. Họ có kỹ năng và thuộc tính mà các tập đoàn đa quốc gia mong muốn (khả năng ngôn ngữ, kiến thức kỹ thuật, khả năng tương tác trong một môi trường làm việc đa quốc gia). Và mặc dù không phải tất cả họ đều sống tại những thành phố lớn nhưng được giả thuyết rằng, những công ty đa quốc gia sẵn sàng chấp nhận phần lớn trong số đó.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ những nhân viên “phù hợp” khác nhau ở từng quốc gia. Ví dụ, 10% kỹ sư Trung Quốc phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các công ty đa quốc gia, so sánh với 20% kỹ sư người Phillipin. Vì vậy, bạn có thể thấy mặc dù dân số Trung Quốc gấp 16 lần dân số Phillipin nhưng số kỹ sư được cho là “phù hợp” chỉ gấp có 3 lần. Tương tự, Ba Lan là nước có số kỹ sư “phù hợp” ngang với Nga, mặc dù Nga có dân số lớn hơn rất nhiều.
AT Express cũng đã tiếp tục đề cập sâu hơn đến nhu cầu thành lập công ty của những công ty đa quốc gia trong nhiều năm liền và đưa ra tám lĩnh vực cụ thể sẽ được phân tích sau đây.
Điểm sáng trong việc cung cấp các tài năng giá rẻ là khả năng đào tạo nhân tài tại các nước đang phát triển ngày càng được cải thiện. Theo AT Express, hiện số lượng lao động chất lượng cao được đào tạo trong nước chiếm khoảng 5,5% tổng số lao động đang làm việc cho các công ty đa quốc gia. Đương nhiên, các nước phát triển đã có một nền tảng giáo dục tốt hơn hẳn, nhưng nền giáo dục tại các nước đang phát triển cũng đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách.
Ví dụ, vào năm 2003, số lượng kỹ sư tại các nước có nguồn lao động rẻ ít hơn 30% so với các nước có mức sống cao và trung bình. Nhưng dự đoán vào năm 2008, số kỹ sư trẻ được cho là “phù hợp” tại các nước này sẽ tăng thêm 2 triệu người và “khoảng cách” chỉ còn 18%. Thêm vào đó, những nhân viên tài chính và kế toán “phù hợp” tại những nước đang phát triển hiện đã nhiều hơn cả những quốc gia có mức thu nhập cao. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, ngày càng nhiều các công ty ưa thích tuyển dụng những nhân viên ngành tài chính và kế toán tại những quốc gia đang phát triển, kéo theo đó là số lượng sinh viên theo học ngành tài chính và kế toán ngày càng gia tăng. Tại Nga, số lượng sinh viên theo học những ngành này đã tăng từ 18 lên 31%, tại Ba Lan tăng từ 16 lên 36%.
Đối với các công ty, việc tuyển dụng nhân viên tại những nước đang phát triển đồng nghĩa với việc quỹ lương trung bình của họ sẽ giảm xuống đang kể, bất chấp khả năng trượt giá lương hiện tại ở những nơi được coi là “điểm nóng” offshore vẫn đang diễn ra. Ví dụ, mức lương cho một kỹ sư người Ấn Độ trước đây chỉ bằng khoảng 12% lương của một kỹ sư người Mỹ, nhưng nay con số này đã tăng lên 30%. Vì vậy, các công ty hiện chuyển sang săn tìm nhân tài tại một loạt những quốc gia khác như Philippin, Trung Quốc và , nơi mức lương trung bình vẫn được đánh giá là thấp. Dự đoán “nguồn cung” nhân tài tại những nước này có khả năng đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động offshore của các công ty đa quốc gia đến tận năm 2015, và khi đó mức lương trung bình dành cho một kỹ sư cũng vẫn không vượt quá 30% lương của một kỹ sư người Mỹ.
Song song với việc thành lập công ty khu vực ưu đãi ngày càng nhiều tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, thì các công ty cũng rút dần offshore tại những nước có chi phí nhân công cao dần lên. Khi mà số lượng nhân viên đáp ứng yêu cầu làm việc trong các khu trú ẩn ưu đãi của ngành dịch vụ chỉ chiếm phần rất nhỏ trong tổng số lao động thì xu hướng đòi tăng lương là điều tất yếu xảy ra. Và xu hướng này được dự báo vẫn sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa.
Những ứng viên mới nổi
Ngay trong những quốc gia vốn rất hấp dẫn với việc thành lập công ty ưu đãi ở khu trú ẩn thì vẫn có nhiều địa phương có giá nhân công thấp hơn hẳn “trung tâm”. Và nếu có chút tưởng tượng, các nhà quản lý sẽ tìm được những người họ cần. Ví dụ, nhiều công ty hiện đang áp dụng chính sách thuyết phục những ứng viên “phù hợp” chuyển đến làm việc tại các offshore ở “trung tâm” thông qua chính sách cho thuê nhà giá thấp. Các nhà quản lý tại những trung tâm offshore lớn như Prague đã sử dụng phương cách này nhằm thu hút lao động từ những thành phố như Brno (Czech) và Bratislava (Slovakian). Chiến thuật này cũng được áp dụng tại Trung Quốc. Bạn nên biết rằng chỉ 1/4 số người tốt nghiệp đại học ở Trung Hoa sống ở các thành phố lớn hay những vùng gần sân bay – những địa điểm được coi là lý tưởng cho việc thành lập offshore. Thế nhưng có đến 34% số người được hỏi (theo nghiên cứu của MGI) đã trả lời rằng họ sẵn sàng chuyển chỗ ở nếu tìm được công việc tốt hơn. Ngược lại, ở Nga có đến 1/3 số người tốt nghiệp đại học sống gần sân bay lớn nhưng chỉ 16% số người được hỏi đồng ý chuyển chỗ ở vì lý do công việc.
Đặt văn phòng tại những thành phố nhỏ có giao thông thuận tiện và dễ dàng đến sân bay lớn hoặc sắp xếp để nhân viên có thể làm việc ở xa cũng là một cách giúp các công ty có thể tuyển dụng được nhân tài giá rẻ. Ví dụ, tại Ấn Độ, nhiều công ty đã đặt văn phòng đại diện ở thành phố Pune, cách Mumbai 120 km. Một số công ty IT (cả công ty địa phương và các liên doanh offshore) đã bắt dầu tuyển dụng nhân viên làm việc từ xa tại những thành phố như Chandigarth và Mysore.
Về phần mình, chính quyền tại những quốc gia có lao động giá rẻ đã bắt đầu nhận thức được lơi ích do những công ty đa quốc gia mang lại (kỹ năng lao động, hạ tầng viễn thông và rủi ro kèm theo) nên đã tích cực cải cách nhằm thu hút thêm nhiều công ty.
Ví dụ, Dubai là một trong những “kẻ mới” tham gia thị trường lao động toàn cầu. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ một nghiên cứu phân tích điểm mạnh, điểm yếu về tính cạnh tranh của các địa phương có thể đặt offshore, từ đó xác định vấn đề cần cải cách. Cuộc nghiên cứu này cũng chỉ ra những bất lợi của Dubai như chi phí viễn thông và lao động ở mức cao, tiềm năng thị trường còn thấp (so với Trung Quốc), đồng thời lại có quá nhiều luật cấm. Tuy nhiên hạ tầng của Dubai lại tương đối phát triển, thuế gần như bằng không và người dân ở đây rất dễ chịu. Giờ đây Dubai đang tự quảng bá chính mình như là nơi lý tưởng nhất cho các công ty IT đặt công ty mới ở nước ngoài, hơn hẳn những quốc gia như Ấn Độ và Philippines vốn có nguồn nhân công rẻ hơn nhưng cơ sở hạ tầng lại thấp kém hơn.
Nam Phi cũng cho rằng mình sẽ là địa điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm và ngân hàng: Rất nhiều lao động được đào tạo trong ngành này, công nghệ thông tin và nền tảng cơ sở hạ tầng IT phát triển nhanh, dịch vụ kinh doanh tốt. Nam Phi không đắt đỏ như Ấn Độ (một chiếc ghế ngồi tại tổng đài phục vụ khách hàng ở Cape Town chỉ có giá bằng 1/3 ở Anh). Tuy nhiên, chi phí công nghệ thông tin lại cao hơn rất nhiều Ấn Độ và rõ ràng rủi ro tiềm tàng trong công việc kinh doanh của Nam Phi cũng ở mức cao hơn. Dù vậy, những nhân viên người Nam Phi vẫn rất được ưa dùng trong các doanh nghiệp tổ chức tổng đài phục vụ khác hàng và đây chính là lực thu hút đáng kể khoản đầu tư của các công ty lớn. Ví dụ, hiện đã có nhiều công ty bảo hiểm lớn ở Anh đã thành lập ở Nam Phi các trung tâm tiếp nhận phàn nàn của khách hàng. Vào năm 2005, Amazon.com đã mở một trung tâm phát triển phần mềm ở Capte Town và IBM đang có kế hoạch lập một trung tâm dịch vụ khách hàng thay thế trung tâm ở Johannesburg (Đức).
Một số nước khác cũng đang tích cực là “điểm đến” thành công cho các công ty đa quốc gia. giờ đang là “điểm nóng” của các trung tâm chăm sóc khách hàng hay trung tâm hỗ trợ khách hàng trực thuộc các doanh nghiệp Pháp và Tây Ba Nha – vốn đòi hỏi nhân viên phải nói thành thạo ngôn ngữ của họ. “Người hàng xóm” Tunisia với lợi thế nhân công thấp, cơ sở hạ tầng hiện đại và các đãi ngộ về chính sách đầu tư cũng đã “thu hút” được những “ông lớn” như Siemens, GE Capital Bank và Wanadoo (một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet). Việt cũng là quốc gia có nhiều lao động tốt nghiệp đại học cho chất lượng tốt trong các ngành toán học, nói tiếng Pháp, Anh, Đức hay Nga tốt. Lao động người Việt cũng không đòi hỏi mức lương cao (tính trung bình mức lương được coi là khá ở Việt chỉ nhỉnh hơn một chút so với những lao động không có kỹ năng người Trung Quốc). Bị hấp dẫn bởi những điều kiện trên, người khổng lồ Vest Base, công ty chuyên cung cấp dữ liệu thị trường cho các nhà đầu tư toàn cầu, có trụ sở tại Chicago, đã thành lập ở Việt Nam một công ty từ khu vực ưu đãi với trên 50 nhân viên bao gồm chủ yếu là người Thành phố Hồ Chí Minh chuyên tìm kiếm thông tin trên Web.
“Dạo qua” thị trường lao động toàn cầu
Việc nổi lên ngày càng nhiều các quốc gia có tiềm năng và cả mong muốn được cung cấp những dịch vụ offshore, luôn đi kèm theo nó là nhiều vấn đề nảy sinh. Trước hết, đó là quá trình chọn địa phương đặt offshore trở nên phức tạp hơn. Công ty cần phải biết chính xác nhu cầu, yêu cầu cho một offshore, sau đó lựa chọn ra những địa pương có thể đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu này trong tương lai. Tức là phải xác định được cả chi phí và rủi ro, xác định những điều kiện hiện có và các nguồn cung cấp lao động tại thị trường bản địa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.
Khi tiến đến thành lập offshore, doanh nghiệp cũng nên xem xét kỹ dữ liệu của các “ứng viên thay thế”, căn cứ vào những nhân tố quan trọng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đặt yêu cầu lao động giá rẻ lên “đầu bảng” chọn lựa thì hãy chỉ quan tâm đến các địa phương đạt mức yêu cầu này. Tuy nhiên, nhiều công ty hiện nay còn quan tâm đến tầm cỡ thị trường và ý kiến của nhà quản lý xem anh/cô ta có muốn đến địa phương đó làm vịêc hay không.
Xem xét “trào lưu” lựa chọn của những công ty đi trước cũng là một cách tiếp cận hay, đặc biệt đối với những doanh nghiệp thành lập offshore lần đầu. Thậm chí nhiều công ty chọn cách giao từng bộ phận hay giai đoạn sản xuất cho nhiều công ty mới độc lập khác nhau.
Một công ty vốn đã có sẵn mạng lưới kinh doanh toàn cầu thường thích đặt công ty mới tại những địa phương mình biết rõ, đỡ phải phân tích nhiều. Nó thường ưa sử dụng nguồn quản lý, cơ sở hạ tầng và mối quan hệ với chính phủ vốn đã có sẵn để giảm rủi ro (so với khi phải thành lập công ty nước ngoài mới tại một nơi không rành). Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một công ty phần mềm trọn gói có trụ sở tại Mỹ đã có một quyết định táo bạo khi không thành lập trung tâm offshore tại Ấn Độ. Trước đó, công ty này đã có chi nhánh bán hàng tại đây, nhiều thành viên trong Ban quản trị là người Ấn Độ. Tuy nhiên một bản phân tích tỷ mỷ, khách quan về tiềm năng của các địa phương đặt công ty nước ngoài đã chỉ rằng: một trung tâm dịch vụ đặt tại một thành phố thuộc Trung Quốc sẽ có giá trị thị trường cao hơn Ấn Độ. Nguyên nhân: Trung tâm này sẽ giúp doanh nghiệp thân nhập vào thị trường nội địa Trung Hoa thông qua quá trình thu thập được hiểu biết về thị trường địa phương, mối quan hệ và tận dụng khả năng quản lý.
Tương tự, Intel cũng đã quyết định mở trung tâm phát triển phần mềm tại Cordoba (Argentina) thay vì tại Trung Quốc và Nga vốn được coi là “điểm nóng” cho những trung tâm phát triển phần mềm. Đại diện của Intel giải thích lý do: Chiến lược phát triển công nghệ phần mềm của chính phủ giúp cho thuế đánh vào những doanh nghiệp công nghệ thấp hơn hẳn. Song song với đó, chính phủ hiện đang tăng cường đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu vào giáo dục.
Các công ty lựa chọn thu hút nguồn nhân lực tại hải ngoại nhằm giảm chi phí luôn cho rằng cần phải phân tích từng điểm mạnh và yếu (hiện tại) của những “ứng viên”. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không chú ý đến tiềm năng phát triển tương lai, sẽ không thực sự biết “ứng viên” nào hữu dụng trong dài hạn. Đôi khi bạn cũng cần phải xem xét thêm những chi phí phụ và hàng loạt yêu cầu quản lý khác. Ví dụ, một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu đã đi theo cách này khi cần lập một trung tâm hỗ trợ khách hàng về tài chính và kế toán. Hội đồng quản trị ủng hộ mạnh mẽ ý kiến lập doanh nghiệp hải ngoại tại Ấn Độ. Tuy nhiên, công ty lại quyết định xem xét và phân tích môt loạt những điểm mạnh và yếu của những “ứng viên” khác nữa tại Đông Âu và Châu Á. Dựa trên thông tin về thị trường lao động tại các thành phố khác nhau, Ban quản trị đã có thể lên kế hoạch chi tiết về mức lương cho lao động cũng như mức tăng lương trong dài hạn, so sánh với thu nhập sẽ nhận được, rồi kế hoạch về nguồn cung lao động trong tương lai…Tất cả những điều này đã khiến doanh nghiệp quyết định lập offshore tại một thành phố thuộc Đông Âu (thay vì Ấn Độ).
Lựa chọn địa phương nhiều ưu đãi đặt công ty nước ngoài thường xuất phát từ nhu cầu kinh doanh chuyên biệt của từng doanh nghiệp. Đây là lý do giải thích tại sao mỗi công ty lại có sự lựa chọn khác nhau.
Xét về nhân tố rủi ro, một địa phương được coi là “điểm nóng” có thể mang nhiều rủi ro cho “kẻ mới đến”. Ta hãy xem quyết định của một ngân hàng hạng trung khi quyết định thành lập công ty hải ngoại sử dụng 1.500 nhân viên công nghệ thông tin tại “điểm nóng” Ấn Độ. Bất chấp thị trường lao động ngành công nghệ thông tin luôn ở mức quá tải ở Ấn Độ, ngân hàng này vẫn coi đây là “ứng viên số một”. Ngân hàng biết quá rõ về Mumbai. Nó đã từng có một trung tâm hỗ trợ khách hàng có hàng trăm nhân viên làm việc trong suốt 10 năm qua. Vì vậy, ngân hàng tin rằng mình sẽ tuyển dụng được những nhân viên có kỹ năng “phù hợp”. Môi trường kinh doanh và văn hóa địa phương cũng rất phù hợp với quản lý. Chỉ cần một chuyến bay là nhân viên quản lý có thể bay thẳng từ Mumbai về trụ sở. Thêm vào đó, Ban giám đốc cũng tự tin rằng ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì lợi thế chi phí rẻ ngay cả khi nó phải chi nhiều hơn để có được các nhân viên tài năng. (Theo tính toán, mức lương của một nhân viên công nghệ thông tin tại Ấn Độ chỉ bằng khoảng 20% lương của một kỹ sư công nghệ thông tin tại Mỹ. Tuy nhiên, trong 20 năm trở lại đây, con số này đã tăng lên 40%). Tất nhiên, ngân hàng cũng biết rõ chi phí tại những “ứng viên” khác sẽ thấp hơn trong dài hạn, nhưng do đã dự kiến từ trước trong đầu, nên ngân hàng vẫn chọn Ấn Độ là nơi đặt khu trú ẩn hải ngoại. Và rõ ràng việc này sẽ mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng trong tương lai.
Các công ty vốn xem xét kỹ rủi ro thường cố gắng tìm kiếm những “ứng viên” ngoài những quốc gia được coi là “điểm nóng” khu vức lãnh thổ lập công ty hải ngoại, ngay cả khi chi phí ban đầu có vẻ cao hơn. Một hãng hàng không Bắc Mỹ khi tìm một địa phương nhằm thành lập trung tâm hỗ trợ khách hàng, đã xem xét 16 thành phố “ứng viên” có mức lương được coi là thấp. Công ty đặc biệt coi trọng Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng sau khi xét hàng loạt yếu tố, nó lại chọn . Lý do: Môi trường sống và cơ sở hạ tầng ở đây phù hợp hơn.
Tạo dựng thị trường bền vững
Ngày càng nhiều công ty đa quốc gia chọn cách thành lập công ty tại hải ngoại nhằm giảm chi phí, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, các công ty của Mỹ và Tây Âu không phải là những trường hợp duy nhất hưởng lợi từ xu hướng này. Nhiều thành phố và quốc gia cũng được hưởng lợi khi đóng một vai trò (dù nhỏ) trong thị trường lao động toàn cầu. Các tiểu khi offshore sẽ cung cấp cho địa phương thêm việc làm và vốn. Các trường đại học bản địa giờ đây cũng có cơ hội giúp sinh viên cải thiện kỹ năng làm việc cũng như kinh nghiệm quản lý cần thiết để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình hay ra trường có khả năng phục vụ cho cả các công ty nước ngoài và địa phương. Kết quả, trình độ lao động trung bình tăng lên, nền kinh tế phát triển, từ đó dần thoát nghèo.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với AT Express qua hotline: +84 911 60 22 44 (multi line)